Tập ăn dặm cho bé đúng cách, mẹ "nhàn tênh" - Bi's Mart

Ăn dặm cho bé là quá trình trẻ cai sữa thành công và nếm thử vị thức ăn vào lần đầu tiên.

Lúc này cơ thể bé hầu như đã chấp nhận được thức ăn rắn và dần tạo lập được thói quen ăn uống kết hợp với sữa mẹ hoặc sữa công thức để cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng.

Nhưng bước đầu giai đoạn ăn dặm lại không hề dễ dàng chút nào, Bi’s Mart sẽ hướng dẫn các bạn ăn dặm cho bé sao cho đúng cách.

Khi nào cho bé ăn dặm

“Mấy tháng cho bé ăn dặm” đang là vấn đề nhức nhối của mẹ bỉm và cần sự giúp đỡ của các chuyên gia.

Chắc hẳn bạn đã từng nghe lời khuyên của các chuyên gia sức khỏe rằng trẻ sơ sinh nên bắt đầu ăn dặm vào khoảng 4-6 tháng tuổi.

Sau 6 tháng, trẻ sơ sinh bắt đầu cần các chất dinh dưỡng bổ sung nhưng khan hiếm ở sữa, như sắt và kẽm. Đó là lý do có nhiều sữa công thức giới thiệu rằng chứa thành phần sắt và kẽm để hỗ trợ cung cấp dưỡng chất cho trẻ chậm ăn.

Nhưng nếu không cung cấp kẽm cho bé vào tháng thứ 6 thì có làm sao không? Câu trả lời là đặc biệt nguy hiểm với sức khỏe của trẻ, vì trẻ sẽ dễ mắc nguy cơ thiếu máu.

Còn nếu ăn dặm trước 4 tháng đầu thì sẽ như thế nào? 

4 tháng đầu, cơ thể của trẻ chưa đủ điều kiện để tiêu hóa chất bột (thiếu men amylase). Ăn dặm cho bé sớm cũng dễ dẫn đến trẻ ngán sữa do được tiếp xúc nhiều với thức ăn mới, gây tình trạng thiếu hụt các dưỡng chất thiết yếu trong sữa mẹ.

Mặt khác, trẻ còn bị dị ứng với các thực phẩm do cơ địa nhạy cảm và hệ tiêu hóa chưa đủ “chín”. Bé dễ mắc các bệnh tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa,…

Hướng dẫn mẹ cách tập ăn dặm cho bé triệu người áp dụng

Các phương pháp ăn dặm cho bé

Ăn dặm được chia làm hai phương pháp tiếp cận chính: truyền thống và bé chỉ huy.

Không có cơ sở để kết luận đâu là phương pháp tuyệt vời nhất nhưng mỗi cách đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Những mô tả bên dưới sẽ giúp bạn chọn ra phương án phù hợp cho mình.

Trong phương pháp này, trẻ sơ sinh được khuyến khích tự ăn ngay từ đầu. Bạn có thể giới thiệu thức ăn rắn như thức ăn cho trẻ và cho phép con bạn khám phá chất rắn theo tốc độ của riêng chúng.

  • Ăn dặm truyền thống

Với phương pháp ăn dặm truyền thống, khi bé mới bắt đầu ăn dặm, mẹ cho bé ăn các món xay nhuyễn với cháo hoặc bột, kết hợp với rau, củ, thịt, cá. Đến thời điểm mọc răng, bé có thể ăn cháo xay nhuyễn và thức ăn băm nhỏ.

  • Ăn dặm cho bé chỉ huy

Đây là phương pháp ăn dặm cho phép bé tự quyết định món ăn và cách ăn.

Ở phương pháp này, trẻ được tự ý quyết định những món mà trẻ sẽ ăn trước hay ăn sau. Những món mà trẻ thích ăn hoặc không thích ăn, trẻ ăn bốc, hay tự tay cầm thức ăn đưa vào miệng theo cách mà trẻ muốn.

Nguyên tắc khi ăn dặm

Nguyên tắc “ngọt – mặn”

Khi tập cho bé ăn dặm, mẹ cần nhớ lấy công thức, đó là cho trẻ ăn bột ngọt như bột gạo, bột yến mạch,… nấu cùng với rau, củ quả rồi dần cho bé ăn thịt, cá,… Bởi hệ tiêu hóa của bé mới chỉ quen với sữa mẹ và thu nạp những món bột ngọt có vị gần với sữa mẹ. 

Nguyên tắc “ít – nhiều”

Tất nhiên là mẹ đã biết nên cho bé ăn theo mức độ tăng dần, không nên cho ăn quá nhiều vào ban đầu. Mẹ thường mắc sai lầm khi thấy con ăn quá ngon miệng, mẹ ráng cho con ăn thêm để thỏa mãn bao tử bé nhỏ. 

Nhưng thực sự điều đó không tốt chút nào, bởi hệ tiêu hóa của bé còn non yếu, nên được cải thiện dần với lượng thức ăn.

Nguyên tắc “loãng – đặc”

Trong thời gian dài trước đó, bé chỉ quen với sữa ở dạng lỏng. Vì vậy, khi bé làm quen với thức ăn mới, mẹ cần tập dần cho trẻ ăn từ thức ăn loãng đến như đặc lại để bé có thời gian để thích ứng và làm quen.

Nguyên tắc “tô màu chén bột”

Nguyên tắc này nghĩa là bột ăn dặm của trẻ cần phải có đủ 4 nhóm thức ăn giúp trẻ phát triển khỏe mạnh. Như vậy chén bột của bé sẽ có nhiều màu sắc bởi:

  • Nhóm bột đường: gạo, bột mì, bánh mì, bún phở, ngô, khoai…
  • Nhóm đạm: thịt, trứng, sữa, tôm, đậu nành, các sản phẩm từ đậu nành,…
  • Nhóm chất béo bao gồm dầu, mỡ, bơ, pho mát và các loại hạt có dầu
  • Nhóm vitamin và khoáng chất bao gồm rau củ và các loại trái cây tươi.

Nguyên tắc “không ép trẻ ăn”

Trẻ không muốn ăn nữa hay “đình công” việc ăn dặm, ba mẹ nên chiều lòng mà tạm ngưng trong một khoảng thời gian tâm 5-7 ngày. Dần dần bé sẽ bớt căng thẳng và mẹ chỉ cần gợi lại những món ăn ưa thích của bé.

Những thực phẩm cần tránh khi tập ăn dặm cho bé

Có lẽ mẹ đã biết được các thực phẩm nên cho bé ăn dặm vào những ngày đầu tiên. Khi ra chợ hay các siêu thị, cửa hàng tiện lợi không ít các lời khuyên quý giá được truyền đạt từ những người có kinh nghiệm.

Vì thế, nangtamsuckhoe.vn sẽ chỉ giúp bạn chỉ ra những “thủ phạm truy nã” trong quá trình ăn dặm cho bé.

  • Mật ong: Nếu trẻ chưa đủ 1 tuổi, đừng bao giờ cho bé uống mật ong vì nguy cơ ngộ độc thực phẩm
  • Trứng chưa nấu chín: Trong trứng có chứa nhiều vi khuẩn Salmonella, nếu không được nấu chín sẽ gây hại cho bé
  • Sữa và các thực phẩm từ sữa chưa được tiệt trùng: gây nhiễm trùng cho bé
  • Đường có thể làm hỏng men răng và quá nhiều muối sẽ ảnh hưởng đến thận của trẻ sơ sinh
  • Các loại hạt: Không nên cho trẻ sơ sinh và trẻ dưới 5 tuổi vì nguy cơ nghẹn
  • Sản phẩm ít chất béo: Trẻ sơ sinh cần nhiều chất béo hơn trong chế độ ăn uống của mình
  • Sữa bò: Mẹ có thể bổ sung cho bé một lượng nhỏ sữa bò vào thức ăn. Tuy nhiên không nên cho bé uống quá nhiều mà lỡ mất bữa chính.

Mẹo giúp bé cai sữa thành công

Mẹ đang gặp khó khăn trong việc cai sữa cho con để bắt đầu hành trang ăn dặm cho bé, hãy thử làm theo những hướng dẫn sau:

  • Trẻ thường thích vị ngọt hơn. Vì vậy, hãy cố gắng cho bé ăn rau trước khi ăn trái cây để tránh tình trạng bé lắc đầu khi khẩu phần có rau xanh
  • Đa dạng loại thức ăn. Nếu bé không thích ăn những thức ăn bổ dưỡng, hãy trộn thức ăn đó với một loại thức ăn bé thích cho đến khi con bạn trở nên quen thuộc
  • Đừng ép trẻ ăn nhiều
  • Tạo môi trường ăn uống thoải mái, cho phép bé làm mọi thứ mà bé muốn
  • Cho bé ăn chung với bữa ăn của gia đình. Cho bé thấy sự hạnh phúc của việc ăn uống cùng không gian ấm cúng.

Những nguy cơ thường gặp khi ăn dặm cho bé

Dù mẹ đã phần nào yên tâm khi con cai sữa thành công và đang bắt đầu chập chững trong quá trình ăn dặm cho bé. Song, những mối nguy trước mắt mà bé có thể mắc phải:

Dị ứng với thức ăn

Mặc dù đa dạng hóa thực đơn cho bé là điều vô cùng quan trọng nhưng tiếc thay khi cơ địa của bé lại có thể bất dung nạp với một số thực phẩm nhất định.

Giai đoạn đầu, bé chưa thể ăn nhiều thức ăn nên việc tìm ra nhóm thực phẩm khiến bé dị ứng là điều khá dễ dàng. Biểu hiện mắc dị ứng cũng rõ ràng như phát ban, đỏ, sưng, tiêu chảy, đau bụng,… Vào lần tiếp theo mẹ chỉ cần tránh thực phẩm đó ra khỏi thực đơn của bé là được.

Mắc nghẹn

Bé sẽ thường xuyên mắc nghẹn khi ăn thức ăn đặc, cứng. Phản xạ của bé thường sẽ nôn ra ngoài để tránh khỏi nghẹt thở.

Tuy phổ biến nhưng mẹ chớ nên xem thường bởi nếu thức ăn quá to sẽ chặn đường thở của bé và mẹ sẽ không muốn biết sau sẽ xảy ra chuyện gì.

Một số lời khuyên hữu ích để giảm nguy cơ mắc nghẹn: 

  • Cho bé ngồi thẳng lưng khi ăn
  • Không bao giờ để em bé của bạn không được giám sát trong khi ăn
  • Tránh các loại thực phẩm thô, cứng, chẳng hạn như các loại hạt nguyên hạt, nho, bỏng ngô , quả việt quất và thịt và cá có thể chứa xương
  • Không nên cho trẻ ăn quá nhiều một lúc hoặc ép ăn.

Cho bé ăn dặm bột gì?

Ăn dặm cho bé là một quá trình quan trọng, lúc đó, bé sẽ chuyển từ sữa mẹ hoặc sữa công thức sang thức ăn đặc.

Dù mẹ chọn cách ăn dặm do trẻ chỉ huy hay ăn dặm truyền thống, hoặc kết hợp cả hai, mẹ vẫn nên bắt đầu cho trẻ ăn trái cây mềm, rau và ngũ cốc khi được khoảng 4-6 tháng

Nhớ rằng, ba mẹ cần tránh một số loại thực phẩm và đề phòng dị ứng và nghẹt thở.

Để cai sữa cho bé thành công hãy khiến cho bữa ăn trở nên vui vẻ và thoải mái, đừng bắt ép bé làm điều gì cả. Mọi thứ sẽ chỉ rối tung lên thôi.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.